Mức độ Phá_thai

HIện có hai biện pháp thường được sử dụng để tính toán mức độ của việc phá thai:

  • Tỷ suất phá thai – số lượng các vụ phá thai trên 1000 phụ nữ trong khoảng 15 tới 44 tuổi
  • Tỷ lệ phá thai – số lượng các vụ phá thai trên 100 phụ nữ mang thai (không tính tới sẩy thai và chết non)

Số lượng các vụ phá thai được thực hiện trên thế giới đã giảm bớt trong giai đoạn từ 1995 tới 2003 từ 45.6 triệu xuống còn 41.6 triệu, đồng nghĩa với một sự suy giảm tỷ suất phá thai từ 35 xuống 29 trên 1000 phụ nữ. Sự sụt giảm lớn nhất diễn ra tại các nước phát triển với con số giảm từ 39 xuống 26 trên 1000 phụ nữ so với tại các nước đang phát triển, với sự sụt giảm từ 34 xuống 29 trên 1000 phụ nữ. Trong tổng số 42 triệu ca phá thai 22 triệu ca diễn ra an toàn và 20 triệu không an toàn.[3]

Tính trung bình, tần suất diễn ra phá thai tại các nước phát triển (nơi phá thai thường bị hạn chế) và tại các nước đang phát triển (nơi phá thai thường ít bị hạn chế hơn) tương đương nhau.[4][64] Các tỷ lệ phá thai rất khó biết tại những nơi việc phá thai là bất hợp pháp,[65] và các nhóm pro-life đã chỉ trích các nhà nghiên cứu về cái gọi là nhảy xổ tới kết luận về các con số đó.[66] Theo Viện GuttmacherQuỹ Dân số Liên hiệp quốc, tỷ lệ phá thai tại các quốc gia đang phát triển phần lớn liên quan tới sự thiếu khả năng tiếp cận các biện pháp tránh thai hiện đại; giả thiết không có sự thay đổi về luật phá thai, việc tiếp cận các biện pháp tránh thai sẽ làm giảm 25 triệu vụ phá thai hàng năm, gồm cả hầu hết 15 vụ phá thai không an toàn.[67]

Mức độ các vụ phá thai có chủ đích khác biệt theo từng vùng. Một số quốc gia, như Bỉ (11.2 trong 100 ca mang thai được biết) và Hà Lan (10.6 trên 100), có tỷ lệ phá thai có chủ đích khá thấp. Những nước khác như Nga (62.6 trên 100), Romania (63 trên 100)[68] và Việt Nam (43.7 trên 100) có tỷ lệ cao (dữ liệu cho ba nước sau này không hoàn toàn đầy đủ). Tỷ lệ ước tính của thế giới là 26%, tỷ suất thế giới là - 35 trên 1000 phụ nữ.[69]

Theo độ tuổi sinh sản và phương pháp

Biểu đồ các vụ phá thai theo tuổi thai tại Anh và xứ Wales năm 2004. Trung bình là 9.5 tuần. (trái) Phá thai tại Hoa Kỳ theo tuổi thai, 2004. (Nguồn dữ liệu: Trung tâm Phòng chống và Kiểm soát Dịch bệnh) (phải)

Các tỷ lệ phá thai cũng khác biệt tùy thuộc vào giai đoạn thai kỳ và phương pháp được sử dụng. Năm 2003, dữ liệu từ các báo cáo của CDC cho thấy tổng thể 26% vụ phá thai được biết đã được thực hiện ở <6 tuần tuổi, 18% ở 7 tuần tuổi, 15% ở 8 tuần tuổi, 4.1% ở 16 tới 20 tuần tuổi và 1.4% ở >21 tuần. 90.9% trong số đó được coi là đã được thực hiện bằng "nạo thai" (hút thai, giãn và nạo, giãn và thụt), 7.7% bằng các biện pháp "y tế" (mifepristone), 0.4% bằng "truyền trong tử cung" (muối hay prostaglandin), và 1.0% bằng "biện pháp khác" (gồm cả mở tử cungcắt bỏ tử cung).[70] Theo CDC, vì những khó khăn trong việc thu thập dữ liệu, dữ liệu phải được coi là không chính xác và một số vụ tử vong bào thai được báo cáo ngoài 20 tuần có thể là những cái chết tự nhiên do sai lầm được xếp hạng là phá thai nếu việc loại bỏ thai nhi được thực hiện bằng cùng quá trình như việc phá thai có chủ đích.[71] Viện Guttmacher ước tính có 2,200 ca intact dilation and extraction tại Hoa Kỳ năm 2000; con số này chiếm 0.17% tổng số ca phá thai được thực hiện năm đó.[72] Tương tự, tại Anh và xứ Wales năm 2006, 89% những ca chấm dứt thai kỳ diễn ra dưới 12 tuần tuổi, 9% từ 13 đến 19 tuần, và 1.5% ở hơn 20 tuần. 64% trong số đó được thực hiện bằng cách hút thai,6% bằng D&E, và 30% bằng các biện pháp y tế.[73] Năm 2009 tại Scotland, 62.1% tổng số ca chấm dứt thai kỳ được thực hiện ở dưới 9 tuần, với thủ thuật y tế chiếm gần 70%.[74]

Những ca phá thai muộn thường diễn ra ở Trung Quốc, Ấn Độ và các quốc gia đang phát triển khác hơn so với tại các nước phát triển.[75]

Các yếu tố cá nhân và xã hội

Một biểu đồ thanh thể hiện dữ liệu được lựa chọn từ cuộc nghiên cứu trên diện rộng năm 1998 của Viện Alan Guttmacher về những lý do phụ nữ thực hiện phá thai.

Một cuộc nghiên cứu năm 1998 từ 27 quốc gia về lý do để phụ nữ chấm dứt thai kỳ đã kết luận rằng lý do thường thất nhất được phụ nữ đưa ra khi phá thai là để trì hoãn việc có thêm con tới một thời điểm thích hợp hơn hay để tập trung nguồn lực và sức lực cho những đứa con đã có sẵn. Các lý do thường thấy nhất được báo cáo là những yếu tố kinh tế xã hội như không thể nuôi thêm một đứa trẻ hoặc về khía cạnh chi phí trực tiếp cho việc nuôi dưỡng một đứa trẻ hay việc mất thu nhập khi chăm sóc cho một đứa trẻ, thiếu hỗ trợ từ người cha, không có khả năng nuôi thêm con nữa, muốn có đủ khả năng cho những đứa trẻ sẵn có đến trường, ngắt quãng việc học hành, các vấn đề quan hệ với một người chồng hay bạn tình, nhận thức rằng mình quá trẻ, và thất nghiệp.[76] Một cuộc nghiên cứu năm 2004 với các phụ nữ Hoa Kỳ tại các cơ sở y tế với những câu hỏi tương tự cũng cho câu trả lời tương tự.[77] Một cuộc điều tra năm 1998 phát hiện nguy cơ với sức khỏe bà mẹ được chỉ ra là lý do chính bởi 5-10% tại 7 quốc gia và bởi 20-38% ở 3 quốc gia (Kenya, Bangladesh và Ấn Độ).[76] Một báo cáo năm 1997 của Hoa Kỳ chỉ ra sức khỏe bà mẹ là "lý do quan trọng nhất" cho quyết định của 3% phụ nữ và 3% khác chỉ ra lo ngại về việc thai nhi có vấn đề về sức khỏe.[71] Trong một cuộc điều tra năm 2004 tại Hoa Kỳ, 1% phụ nữ thực hiện phá thai bởi việc thai nghén là hậu quả của một vụ cưỡng hiếp và 0.5% là hậu quả của sự loạn luân.[77] Một cuộc điều tra khác của Mỹ năm 2002 đã kết luận rằng 54% phụ nữ đã phá thai có sử dụng một biện phái tránh thai ở thời điểm bắt đầu có thai trong khi 46% không thực hiện điều này. Việc sử dụng không đúng cách được thông báo ở 49% số người dùng bao cao su và 76% người dùng viên tránh thai uống kết hợp; 42% số người sử dụng bao cao su thông báo việc sử dụng không đúng do trượt hay thủng bao.[78] Viện Guttmacher ước tính "hầu hết các vụ phá thai tại Hoa Kỳ được thực hiện bởi phụ nữ thuộc các sắc tộc thiểu số" bởi họ "có tỷ lệ mang thai ngoài ý muốn cao hơn."[79]

Một số ca phá thai được thực hiện từ sức ép xã hội. Chúng có thể bao gồm việc phân biệt với người tàn tật, ưa thích trẻ em thuộc một giới tính nào đó, không ủng hộ việc trở thành bà mẹ đơn thân, không đủ sự hỗ trợ kinh tế cho gia đình, thiếu tiếp cận hay từ chối các biện pháp tránh thai, hay những nỗ lực nhằm kiểm soát dân số (như chính sách một con của Trung Quốc). Các yếu tố này thỉnh thoảng có thể dẫn tới việc bắt buộc phá thai hay phá thai để lựa chọn giới tính.

Phá thai không an toàn

Poster Xô viết khoảng năm 1925, cảnh báo việc các bà mụ thực hiện phá thai. Dòng chữ viết: "Phá thai do những bà mụ dù đã được huấn luyện hay tự học không chỉ gây thương tật cho phụ nữ, nó còn có thể gây chết người."

Những phụ nữ tìm cách chấm dứt thai kỳ thỉnh thoảng phải viện đến các biện pháp không an toàn, đặc biệt khi việc tiếp cận phá thai an toàn bị giới hạn. Khoảng một trên tám ca tử vong liên quan tới thai nghén trên thế giới liên quan tới việc phá thai không an toàn.[80]

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) định nghĩa phá thai không an toàn là "một quá trình … được thực hiện bởi những người thiếu các kỹ năng cần thiết hay trong một mô trường không đáp ứng các tiêu chuẩn y tế tối thiểu, hay cả hai."[81] Chúng có thể được thực hiện bởi chính người phụ nữ, bởi một người khác không có kinh nghiệm y khoa, hay bởi một cơ sở y tế hoạt động trong các điều kiện dưới chuẩn. Phá thai không an toàn vẫn là một mối lo ngại cho sức khỏe cộng đồng bởi phạm vi tác động lớn và tính chất nghiêm trọng của các biến chứng liên quan tới nó, như sót thai, nhiễm trùng, xuất huyết, và gây tổn thương các cơ quan nội tạng.

Tính chất pháp lý của việc phá thai vẫn là yếu tố quyết định chính tới mức độ an toàn của nó. Các điều luật hạn chế phá thai gắn liền với tỷ lệ phá thai không an toàn cao.[3][82][83] Ngoài ra, sự thiếu tiếp cận tới các biện pháp tránh thai an toàn và hiệu quả cũng dẫn tới con số phá thai không an toàn cao. Có ước tính cho thấy mức độ các vụ phá thai không an toàn có thể giảm tới 73% mà không cần sự thay đổi nào về luật pháp liên quan tới phá thai nếu các dịch vụ kế hoạch hóa gia đình và chăm sóc sức khỏe bà mẹ hiện đại được tiếp cận trên toàn cầu.[84]

40% phụ nữ trên thế giới có khả năng tiếp cận các dịch vụ phá thai có lựa chọn và y tế thuộc trong các giới hạn tuổi thai.[4] Trong khi tử vong bà mẹ hiếm khi là kết quả của việc phá thai an toàn, các vụ phá thai không an toàn dẫn tới 70,000 ca tử vong và 5 triệu ca thương tật mỗi năm.[3] Các biến chứng từ phá thai không an toàn chiếm xấp xỉ 12% con số tử vong bà mẹ tại châu Á, 25% tại Mỹ Latinh và 13% tại châu Phi hạ Sahara.[85] Vô sinh thứ cấp do phá thai không an toàn ảnh hưởng tới ước tính 24 triệu phụ nữ.[83] Dù tỷ lệ phá thai trên thế giới đã giảm từ 45.6 triệu năm 1995 xuống 41.6 triệu năm 2003, các vụ phá thai không an toàn vẫn chiếm tới 48% tất cả các ca được thực hiện năm 2003.[82]Giáo dục sức khỏe, sự tiếp cận các dịch vụ kế hoạch hóa gia đình, và những cải tiến trong chăm sóc sức khỏe trong và sau khi phá thai đã được đề xuất để giải quyết tình trạng này.[86]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Phá_thai http://www.racgp.org.au/afp/200609/11015 http://www.csis-scrs.gc.ca/en/publications/comment... http://www.china.org.cn/english/2003/Mar/59194.htm http://civilliberty.about.com/od/gendersexuality/t... http://members.aol.com/abtrbng/lea.htm http://www.cbctrust.com/history_law_religion.php http://www.csmonitor.com/2006/0912/p01s04-woam.htm... http://www.diseasesdatabase.com/ddb4153.htm http://www.eturbonews.com/6052/thousands-women-n-i... http://books.google.com/?id=0BY0hx2l5uoC